Trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu, y khoa,… thì việc chữa trị bằng sóng xung kích đang là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Cùng xem bài viết dưới đây để biết phương pháp điều trị này có gì đặc biệt để nó được ưu ái đến vậy?
Sóng xung kích trị liệu là gì?
Sóng xung kích trị liệu là dạng sóng âm (sóng cơ học) có áp lực biến đổi đột ngột, biên độ lớn và ngắt quãng. Dạng sóng đơn với xung áp lực dương là chính theo sau đó phần sóng nhỏ giãn ra với pha áp suất âm nhỏ hơn nhiều bằng 10% so với áp suất đỉnh. Có điều nó khác với sóng siêu âm là các dao động tuần hoàn với độ rộng xung hạn chế thì sóng xung kích có biên độ áp suất rộng đặc biệt, tạo thuận lợi cho sóng được hấp thu tốt nhất trong môi trường cơ thể.
Được biết sóng xung kích trị liệu thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực ngoại khoa nhằm để loại bỏ các cấu trúc trong cơ thể như sỏi mật, sỏi thận mà không cần dùng đến phương pháp phẫu thuật. Từ các ý tưởng người ta dần bắt đầu được xây dựng và nghiên cứu việc sử dụng sóng xung kích trị liệu để làm tan vôi hóa ở vai, xơ hóa hay dính dây chằng. May mắn là hầu hết kết quả của các ca điều trị đều thành công. Nhờ vậy mà hiện tại sóng xung kích trị liệu được đưa vào sử dụng để điều trị rối loạn của hệ xương khớp trong rất nhiều lĩnh vực như chấn thương thể thao, chấn thương chỉnh hình và vật lý trị liệu.
Nguyên lý hoạt động của sóng xung kích trị liệu
Sóng xung kích trị liệu được coi là một dạng sóng âm mang nguồn năng lượng mạnh tác động lên những điểm đau và các mô cơ xương bị tổn thương, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, tái tạo xương, gân và các mô mềm.
Tương tự sóng âm cũng mang nguồn năng lượng mạnh để tương tác với các mô trong cơ thể, tạo tác động cục bộ, đẩy nhanh quá trình phục hồi mô, tế bào, giảm đau và giúp phục hồi khả năng vận động.
Nguồn dinh dưỡng từ dòng máu là rất cần thiết cho việc bắt đầu và duy trì quá trình phục hồi các mô bị tổn thương. Sử dụng sóng âm sẽ tạo nên sự đứt đoạn cực nhỏ cho mao mạch trong xương và gân. Để kích thích chúng phát triển và hình thành mới cần tạo điều kiện thuận lợi cho tái cấu trúc vi động mạch. Từ đó, quá trình cung cấp máu và hỗ trợ vết thương mau lành hơn của các mạch máu sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Điều kiện để quá trình phục hồi cấu trúc tổn thương ở cơ xương và dây chằng là phải sản xuất đủ lượng collagen. Sóng xung kích trị liệu giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp procollagen, chữa lành các vết thương nhanh hơn. Kết quả của các vết rách siêu nhỏ hay các chấn thương ở gân, dây chằng chính là sự vôi hóa. Nhờ có sóng âm các khối vôi hóa hiện có sẽ tan ra và để khởi động loại bỏ vôi hóa sinh học, giúp khôi phục lại khả năng vận động, đi đứng bình thường cho người bệnh.
Những bệnh chữa trị bằng sóng xung kích trị liệu
Trong lĩnh vực vật lý trị liệu, các bệnh mà có liên quan đến chấn thương chỉnh hình thường đều dùng sóng xung kích trị liệu để điều trị. Dưới đây là một số bệnh điển hình được chữa trị bằng phương pháp này đó là:
- Viêm gân gót, gai xương gót.
- Viêm gân achille, viêm bánh chè, viêm gan chân.
- Viêm lồi cầu xương cánh tay.
- Gân vùng khớp vai bị canxi hóa.
- Hội chứng ổng cổ tay.
- Hội chứng đau cơ chày trước.
- Hội chứng đau xương bánh chè.
- Đau vùng gân khoeo chân, khớp háng, khớp cùng chậu và dải chậu chày.
- Đau do các khớp bàn tay giai đoạn 1 và do các chồi xương khớp nhỏ bàn tay.
- Cứng khớp gối.
- Các điểm bị đau nhói.
- Sau khi hoạt động thể thao các cơ bị căng giãn và co thắt cấp tính.
Các tác dụng của sóng xung kích trị liệu
Tác dụng sinh học
- Viên đạn được gia tốc bằng áp lực khí nén (5-10m/s), sẽ chuyển động tới đập vào đầu phát làm viên đạn dừng đột ngột, động năng của viên đạn truyền cho đầu phát, nếu đầu phát tiếp xúc với mô qua lớp gel dẫn, động năng này sẽ truyền vào mô cơ thể theo dạng sóng xung kích phân kỳ.
- Nguyên lý khí nén được áp dụng trong vật lý trị liệu qua các thiết bị sóng xung kích. Ví dụ như viên đạn được gia tốc lực nén từ 5-10m/s, sự chuyển động lên đầu phát sẽ làm viên đạn đột ngột dừng, lúc này đầu phát nhận động năng do viên đạn truyền lại, dạng sóng xung kích phân kỳ.
- Hiện tượng hấp thụ, phản xạ, khúc xạ sẽ xuất hiện khi các mô, tế bào bị kích thích bởi các thiết bị sóng xung kích. Phản ứng sinh học cũng bắt đầu xảy ra từ năng lượng sóng xung kích hấp thụ trong mô. Do đó, hiệu quả điều trị khác nhau dựa trên khả năng đáp ứng sinh học vào các loại mô khác nhau.
- Sóng xung kích tác động cơ học trực tiếp hoặc tác động gián tiếp lên mô bằng việc tạo bóng năng lượng và sau đó khi vỡ ra nó sẽ tạo lực tới tế bào, mô. Dựa trên mật độ tác động sóng xung kích có thể gây ra nhiều hiệu ứng khác.
Tác dụng lâm sàng
- Tái tạo ra phản ứng viêm để kích hoạt chức năng chữa lành cho cơ thể và sửa chữa các mô, các cấu trúc bị hỏng của cơ xương và dây chằng .
- Giúp giảm đau, giảm căng cơ, ức chế sự co thắt cơ. Tăng khả năng phân tán của chất trung gian dẫn truyền đau.
- Sự vôi hóa của các nguyên bào sợi sẽ được phục hồi tầm vận động cho đến khi nó tan ra. Tạo hiệu ứng bóng hơi trong mô để khi xẹp nó sẽ giải phóng nguồn năng lượng thứ cấp và tác động lên mô điều trị.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ thường gặp sau điều trị là ban đỏ, tụ máu, phù nề và tăng cảm giác kích ứng vùng điều trị. Trường hợp hiếm gặp xuất huyết dưới da nhỏ và tự phục hồi, đa số tác dụng phụ này không cần điều trị bổ sung. Có thể cho bệnh nhân chườm đá tại chỗ nếu thấy cần thiết. Thường thì tác dụng sưng nề ít khi gặp, nhưng nếu xảy ra thì nó liên quan đến vấn đề chống chỉ định mà bác sĩ không chú ý đến.
Lựa chọn điều trị bệnh bằng sóng xung kích là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh lý cơ xương mãn tính và đặc điểm là nó không mất quá nhiều thời gian chữa trị mà nó còn đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh. Mong rằng qua bài viết này sẽ phần nào đó giúp những người đang tìm hiểu hoặc mắc những căn bệnh liên quan có thể chữa trị bằng phương pháp này có thể an tâm chữa khỏi bệnh.