Trong những năm tháng đầu đời, em bé của bố mẹ sẽ có các phản xạ đánh dấu những mốc phát triển quan trọng, phản ánh kỹ năng phản xạ và vận động của bé. Từ việc trẻ cười, mút ngón tay, nhấc chân và cả lắc đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục có sao không?
Trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục có sao không?
Trẻ sơ sinh có thể lắc đầu khi thức và cả khi ngủ. Đây là một phản xạ bình thường và không gây nguy hiểm gì cho bé. Tuy nhiên khi thấy trẻ lắc đầu liên tục kèm những hiểu hiện khác thường, bố mẹ nên đưa bé đi khám để có được những chẩn đoán kịp thời từ bác sĩ.
Trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi thức
- Trẻ học bắt đầu cách kiểm soát cơ thể: khi trẻ có những biểu hiện lắc đầu là khi trẻ đang học kiểm soát cơ thể. Lúc này, các cơ của trẻ phát triển hơn và có mong muốn khám phá thế giới xung quanh. Lắc đầu là biểu hiện cho thấy bé đang bắt chước hành động của mọi người xung quanh.
- Trẻ lắc đầu để bám vào mẹ khi bú: trẻ lắc đầu khi bú mẹ là cách trẻ định hướng để ngậm ti mẹ đồng thời thể hiện sự phấn khích. Điều này sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu, giúp bé kiểm soát phản xạ cơ bắp và học cách bám dễ dàng hơn.
- Trẻ sơ sinh lắc đầu là bé đang kiểm tra khả năng vận động của mình: Khi trẻ được 5- 6 tháng tuổi, trẻ có hành động lắc đầu hoặc vận động của cơ thể. Đây là biểu hiện bình thường do trẻ hiếu động, tò mò xem mình có thể điều khiển cơ thể như thế nào. Có thể bố mẹ sẽ thấy lo lắng khi trẻ lắc đầu liên tục nhưng đây hoàn toàn là biểu hiện bình thường và là tiền đề để bé học cách ngồi dậy.
- Trẻ đang học theo những hành động của người lớn: trẻ từ 6- 8 tháng sẽ bắt đầu bắt chước những hành động của mọi người xung quanh. Việc trẻ lắc đầu liên tục là một trong những cách trẻ tương tác lại với mọi người.
- Trẻ bị viêm tai giữa: tình trạng viêm tai giữa, viêm nướu khiến trẻ bị đau và lắc đầu là cách để bé cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, khi mọc răng, bé cũng sẽ lắc đầu hoặc ngọ nguậy cả ngày. Đây đều là những hiểu hiện bình thường nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, khi bé đi kèm những biểu hiện sốt, cảm lạnh, quấy khóc hoặc những hiểu hiện liên quan đến nhiễm trùng thì mẹ nên đưa trẻ đi khám để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ
Trẻ lắc đầu khi ngủ cũng là một trong những biểu hiện bình thường, bố mẹ không cần phải lo lắng.
- Lắc đầu khi ngủ là cách bé tự ru ngủ khi cảm thấy mệt mỏi, giúp bé đi vào giấc ngủ dễ hơn.
- Khi cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng, trẻ sẽ vô thức lắc đầu khi ngủ. Điều này xảy ra khi trẻ sợ ánh sáng, tiếng ồn hoặc có một vật thể lạ xuất hiện xung quanh khi trẻ ngủ.
- Lắc đầu khi ngủ cũng là cách để bố mẹ biết trẻ đang mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Trẻ sẽ cảm thấy chóng mặt hoặc rung lắc và trẻ biển hiện ra bên ngoài bằng cách lắc đầu liên tục.
Trong một số trường hợp nguy hiểm, trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục là biểu hiện của các bệnh lý não như động kinh. Khi này cha mẹ cần quan sát bé kỹ càng để phát hiện ra bệnh kịp thời.
Một số tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục
Các hành vi khác thường của bé sẽ dễ quan sát và nhận biết khi bé được 18 tháng tuổi nhưng sẽ khó hơn sau độ tuổi 36 tháng. Vì vậy , khi thấy những hiểu hiện bất thường của con, mẹ hãy chú ý quan sát để phát hiện kịp thời vì đôi khi chỉ từ những cái lắc đầu tưởng chừng đơn giản cũng có thể giúp mẹ biết được con đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.
Tín hiệu giao tiếp kém
Một đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường sẽ có những phản hồi để đáp lại giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi bé thường xuyên lắc đầu và không trả lời lại những tác động xung quanh thì có thể bé đang không cảm nhận được tín hiệu giao tiếp. Lúc này, trẻ không thể sử dụng cử chỉ một cách phù hợp và giọng nói có âm lượng khác thường.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Nếu trẻ lắc đầu cả khi ngủ kèm những triệu chứng bất thường như: rụng tóc, đổ mồ hôi trộm, quấy khóc thì có thể trẻ đang bị thiếu Canxi. Khi thấy những biểu hiện này của bé, mẹ hãy thay đổi chế độ ăn để bù đắp lại lượng Canxi thiếu hụt, đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Hội chứng Tic
Khi trẻ lắc đầu thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại một số hành động lạ mà không có sự biểu hiện hào hứng hay dấu hiệu muốn học hỏi thêm những điều mới thì cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vì trẻ có thể đã bị mắc hội chứng Tic hoặc các bệnh tâm thần.
Mất các cột mốc phát triển
Khi trẻ đã đạt được những cột mốc về độ tuổi nhưng lại không có những hành động tương ứng mà chỉ lắc đầu thì bố mẹ cũng cần lưu ý vì bé có thể bị mắc các bệnh tâm thần. Một số cột mốc bố mẹ cần chú ý: 3 tháng trẻ có thể lật được một phần, 7 tháng ngồi vững, 9 tháng biết bò,…Đây là những mốc đánh dấu kỹ năng vận động của bé.
Biện pháp khắc phục khi trẻ lắc đầu
Việc trẻ lắc đầu thường không nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng cần chú ý để tránh bé lắc quá nhiều hoặc quá mạnh. Điều này sẽ không tốt cho trẻ và có thể vô tình tạo thói quen xấu, ảnh hưởng đến các khớp cổ.
- Khi trẻ lắc đầu, cho mẹ hãy tỏ ra không quan tâm hoặc chú ý đến vì người lớn càng chú ý, ngăn cấm thì trẻ sẽ càng thực hiện quyết liệt hơn.
- Hãy dành thời gian chơi đùa cùng trẻ, để trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, giải tỏa năng lượng dư thừa. Massage nhẹ nhàng cũng là cách để bé được thoải mái, dễ chịu, hạn chế căng cơ.
- Bố mẹ hãy thử thay đổi phòng ngủ cho bé, để bé ngủ trong môi trường yên tính, hạn chế ánh sáng mạnh, tiếng ồn. Đồng thời hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức thích hợp để trẻ có giấc ngủ ngon nhất, không bị làm phiền.
- Trẻ lắc đầu liên tục cũng có thể do bắt chước hành động của những người xung quanh nên bố mẹ cũng cần tránh, không nên lắc đầu nhiều trước mặt trẻ con.
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ
Khi thấy bé lắc đầu, bố mẹ hãy theo dõi tần suất lắc đầu của bé, nếu thấy bé lắc đầu nhiều kèm những biểu hiện bất thường dưới đây thì hãy đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh nhanh chóng, kịp thời.
- Trẻ lắc đầu cả ngày, kể cả khi ngủ mà không có dấu hiệu dừng lại.
- Trẻ không có, có rất ít tiếp xúc mắt hoặc có những chuyển động mắt bất thường.
- Khi tức giận hoặc không thích trẻ sẽ bứt tóc, đập tay chân hoặc đập đầu.
- Nhạy cảm với một số âm thanh hoặc không trả lời, không ngoảnh lại khi gọi tên mình.
- Không có hứng thú với đồ chơi, không đòi được bế.
- Đi kèm những hiểu hiện: sốt, ho, chảy mủ tai,…
Trong quá trình phát triển lớn lên, bé sẽ có rất nhiều biểu hiện bất thường, mẹ hãy luôn quan sát để tìm được nguyên nhân và có những cách khắc phục phù hợp. Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục. Mong rằng qua bài biết này, mẹ đã có thêm những kiến thức cũng như phương án khi thấy trẻ lắc đầu liên tục.