Thuốc cai nghiện ma tuý và những thông tin có liên quan

Ma tuý là chất gây nghiện bị nghiêm cấm ở nước ta. Có một thực trạng đáng báo động là tỷ lệ người nghiện ngày càng tăng nhất là ở nhóm đối tượng thanh thiếu niên. Việc định hướng và khuyến khích người nghiện cai nghiện, sớm trở lại với cuộc sống bình thường là điều cần thiết. Sử dụng thuốc cai nghiện ma tuý để hỗ trợ cai nghiện được Bộ y tế hướng dẫn và quy định rất rõ ràng. Cùng tìm hiểu về một số loại thuốc này trong bài viết dưới đây:

Thuốc cai nghiện ma tuý thực chất là gì

Thuốc cai nghiện ma tuý là các nhóm thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị duy trì hoặc duy trì hoạt động, phục hồi các cơ quan, chức năng trong cơ thể bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng thuốc, cai thuốc. Như vậy là có hai nhóm chính cần được nói đến đó là thuốc điều trị duy trì và thuốc hỗ trợ. Ở phần này chúng ta sẽ nghiện cứu về bản chất của nhóm thuốc điều trị duy trì.

Theo đó thuốc điều trị duy trì này cũng có bản chất bắt nguồn từ ma tuý. Nó sẽ được tổng hợp bằng các phương pháp hoá học nhằm thay đổi cấu trúc hoá học của một chất gọi là morphin (chất này được triết xuất từ cây thuốc phiện) nhằm tạo ra tác dụng tương tự hoặc đối kháng với chất ma tuý.

Người nghiện khi dùng ma tuý thì các hoạt chất có trong đó sẽ gắn vào các thụ thể riêng, giống như morphin gắn vào thụ thể morphin mang lại tác dụng giảm đau, tăng khoái cảm và có thể gây nghiện. Tuỳ loại ma tuý khác nhau mà cách thức gắn có độ chắc chắn hay lỏng lẻo khác nhau. Trong đó heroin là một ma tuý mạnh thì gắn càng mạnh hơn (gọi là chất chủ vận mạnh – strong agonist). Có loại thì gắn vào thụ thể lỏng lẻo (gọi là chất chủ vận từng phần – partial agonist) hoặc gắn vào thụ thể, vừa cho tác dụng thụ thể vừa cho tác dụng đối kháng (agonist – antagonist) , hoặc chỉ cho tác dụng đối kháng (antagonist).

Thông thường thuốc cai nghiện ma tuý được bào chế dưới dạng viên uống hoặc viên ngậm dưới lưỡi. Thuốc có tính chất là hấp thu và tác dụng nhanh, khi gắn vào các thụ thể thì khá lỏng lẻo. Hoặc nó cho tác dụng đối kháng để gây nghiện ít hơn và gây nhờn thuốc chậm hơn. Thuốc này với người bình thường hoặc người nghiện ma tuý nếu dùng lâu cũng gây nghiện, nhưng khi cai ít bị hội chứng cai nặng nề, vật vã hơn so với các thuốc ma tuý quen thuộc.

Thuốc hỗ trợ điều trị duy trì thực tế là là các thuốc nguồn gốc opioids cũng gây nghiện nhưng nhẹ hơn so với ma tuý
Thuốc hỗ trợ điều trị duy trì thực tế là là các thuốc nguồn gốc opioids cũng gây nghiện nhưng nhẹ hơn so với ma tuý

Có thể nói thuốc cai nghiện loại duy trì điều trị này cũng là ma tuý nhưng loại “nhẹ” hơn. Bởi vậy nó dùng để thay thế hoặc giảm nhẹ những rối loạn gây ra khi người nghiện ngưng sử dụng ma tuý thật. Việc dùng thuốc duy trì và thay thế mang đến những lợi ích tích cực sau:

  • Giảm nguy cơ lây truyền và nhiễm HIV/ AIDS: Người nghiện ma tuý thường có thói quen thay đổi cách thức dùng ma tuý nhằm gia tăng khoái cảm. Mà phương thức mang lại tác dụng này cao nhất đó là tiêm chích, do thuốc nhanh chóng đi vào máu nên thời gian tác dụng ngắn, nhanh “phê” hơn. Các thuốc thay thế này dùng đường uống hay ngậm dưới lưỡi nên sẽ hạn chế được tình trạng lây lan bệnh HIV/ AIDS. Không chỉ thế mà còn nhiều bệnh khác như viêm gan B, viêm gan C.
  • Hội chứng cai thuốc nhẹ hơn so với ma tuý thất: Người bị nghiện ma tuý bị lệ thuộc rất nhiều vào thuốc về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy không chỉ tinh thần khó bỏ mà cơ thể càng khó bỏ do những rối loạn chức năng gây nên những cơn vật và mã từ ngữ chuyên ngành gọi là “hội chứng cai thuốc” nên người bệnh mới tìm bất cứ giá nào có được thuốc và dùng thuốc. Heroin là loại ma tuý có hội chứng cai nặng nề nhất. Còn đối với thuốc thay thế thì thời gian tác dụng của nó khá dài, khi vào máu phần lớn thuốc gắn vào các protein huyết tương rồi mới giải phóng  dần dần nên mới dài đến vậy. Cho nên khi cai thì hội chứng cai cũng không quá nghiêm trọng.

Các loại thuốc cai nghiện ma tuý được Bộ Y Tế cấp phép hiện nay

Hiện nay có 3 thuốc cai nghiện sử dụng phổ biến nhất, được sự chấp thuận và có hướng dẫn cụ thể của bộ y tế.

Methadone

Methadone là thành phần dẫn xuất của nhóm opioids, là thuốc được dùng chủ yếu trong cai nghiện ma tuý hiện nay. Trước đây trong giai đoạn thế chiến nó được dùng để giảm đau cho các binh sĩ bị trọng thương nhằm giảm những đau đớn cho họ. Ngày nay nó là thuốc quan trọng dùng trong phác đồ điều trị cai nghiện ma tuý hoặc thuốc giảm đau gây nghiện nói chung. Methadone có cơ chế hoạt động giống với morphin. Các dạng bào chế của methadone gồm có viên nén, bột hay chất lỏng. Người nghiện không được tự ý dùng Methadone mà phải có sự chỉ định bởi bác sĩ, dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng tại địa phương. Nếu ai đó tự ý dùng Methadone bất hợp pháp, kể cả đường tiêm chích thì cũng bị coi là tội phạm và vẫn có nguy cơ lây nhiêm HIV/ AIDS.

Khi dùng Methadone, thuốc vào cơ thể sẽ tác động vào cách não và hệ thần kinh trung ương, các cơ quan này nhận cảm và phản ứng với cơn đau, từ đó giúp người bệnh giảm bớt đau đớn và thấy nhẹ nhõm hơn. Nó ngăn chặn sự thiếu vắng của các loại thuốc gây nghiện bởi mang lại cảm giác tương tự, giảm sự thèm muốn và ngăn ngừa các triệu chứng của hội chứng cai. Thuốc có chỉ định ít và chỉ dùng ngày 1 lần dưới dạng lỏng. Người nghiện phải dùng Methadone dưới sự chứng kiến của nhân viên y tế hoặc cán bộ quản lý. Chỉ sau khi dùng một thời gian ổn định, dựa trên quá trình tuân thủ chứng minh người nghiện mới được xem xét dùng thuốc tại nhà kết hợp với thăm khám định kỳ.

Thời gian dùng thuốc tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng người. Các chuyên gia khuyến nghị rằng nên dùng ít nhất một năm, nhiều trường hợp còn kéo dài hơn thế. Đầu tiên là Methadone được dùng với liều tiêu chuẩn, sau đó được điều chỉnh giảm liều từ từ. Các tác dụng phụ của thuốc có thể là bồn chồn, buồn nôn, nôn, ngứa, thở chậm, đổ mồ hôi, táo bón… và cả ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Hãy báo với bác sĩ nếu các triệu chứng này quá nghiệm trọng đến mức không chịu nổi để được điều chỉnh phác đồ phù hợp.

Một số lưu ý khi dùng Methadone:

  • Tuyệt đối tuân thủ liều lượng. Quá liều Methadone có thể gây tử vong.
  • Uống đúng giờ quy định và duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu quên liều hoặc thấy thuốc vẫn chưa có tác dụng không dùng thêm liều bởi tăng nguy cơ gây nhờn thuốc.
  • Không uống rượu khi đang điều trị bằng Methadone
  • Khi dùng Methadone hãy cẩn thận với các hoạt động như lái xe, vận hành máy móc.
  • Không chia sẻ Methadone với ai khác có triệu chứng tương tự với mình.
Methadone là thuốc hỗ trợ duy trì được dùng nhiều nhất hiên nay
Methadone là thuốc hỗ trợ duy trì được dùng nhiều nhất hiên nay

Buprenorphine

Cũng giống như Methadone thì Buprenorphine cũng là dẫn xuất của nhóm opioids. Thuốc này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với Methadone đó là thời gian tác dụng dài hơn. Thuốc này được dùng để cai nghiện khá thông dụng ở các nước châu Âu, nhất là Pháp. Các dạng bào chế của Buprenorphine là miếng dán, viên nén và thuốc tiêm. Thuốc được chỉ định để giảm đau mức độ vừa và nặng sau phẫu thuật, đau do ung thư, nhồi máu cơ tim, chấn thương tai nạn, đau dây thần kinh tam thoa, đau thần kinh toạ… và hỗ trợ cai nghiện cho người nghiện ma tuý, người bị lệ thuộc vào các opioids khác.

Các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc thường gặp là buồn nôn, nôn, khô miệng, táo bón, giảm thông khí…Một số người thì gặp mày đay, dị ứng, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim khi theo dõi điện tâm đồ. Nặng hơn là ức chế hô hấp, khó thở, ngừng thở. Ít gặp hơn nữa là ảo giác, trầm cảm.

Một số lưu ý khi dùng Buprenorphine:

  • Dùng đúng liều, không tự ý dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người có tổn thương phổi hay người có hội chứng suy giảm chức năng thông khí như COPD, tâm phế mạn,… người đang dùng đồng thời thuốc ức chế hô hấp, nhược cơ, mê sàng…
  • Cẩn thận khi dùng Buprenorphine cho người suy giáp, phù niêm, bệnh thận mạn tính, ngộ độc rượu, cuồng sảng rượu, loạn thần…
  • Người bị chấn thương sọ não, suy giảm hệ thần kinh trung ương, hay các bệnh gây tăng áp lực nội sọ cũng cần thận trọng vì thuốc có thể gây tăng áp lực dịch não.
  • Người bị suy giảm chức năng gan cần xét nghiệm định kỳ khi dùng Buprenorphine
  • Dùng dạng miếng dán nên tránh các vị trí có vết thương hở, chọn nơi không có lông và khô ráo để dán.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ dùng trong trường hợp thật sự cần thiết. Nếu dùng Buprenorphine khi mang bầu thì trẻ sinh ra phải theo dõi chức năng hô hấp.
  • Hạn chế lái xe hay vận hành máy móc khi dùng Buprenorphine
  • Không dùng rượu, ăn bưởi hay các thực phẩm có thành phần bưởi vì làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh.

Thay vì phải đến các cơ sở y tế hàng ngày để uống Methadone thì khi dùng Buprenorphine người nghiện chỉ cần đến cách 2-3 ngày, tiết kiệm thời gian rất nhiều cho họ.

Buprenorphine cũng là thuốc nhóm opioids nhưng tác dụng dài hơn so với Methadone
Buprenorphine cũng là thuốc nhóm opioids nhưng tác dụng dài hơn so với Methadone

Naltrexone

Đây là thuốc có tính đối kháng với các chất gây nghiện dạng thuốc phiện opioids. Thuốc hoạt động trong não bộ để ngăn ngừa tác động của thuốc phiện do tác dụng giảm ham muốn với thuốc phiện. Ngoài ra nó còn dùng để điều trị bệnh nghiện rượu. Các dạng bào chế có thuốc viên uống và thuốc tiêm.

Một số lưu ý cần biết khi dùng Naltrexone :

  • Sử dụng cùng với thức ăn hoặc thuốc kháng acid để tránh gây hại cho dạ dày.
  • Không dùng bất cứ loại thuốc phiện hoặc methadone ít nhất 7 ngày trước khi dùng Naltrexone
  • Tác dụng phụ không mong muốn đó là suy giảm thị lực, tim đập nhanh, thay đổi tâm trạng, ảo giác, đau bụng, buồn nôn, sốt nhẹ, chán ăn, ù tai, ngứa, phát ban, khó thở…
  • Dùng thận trọng với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Các nhóm thuốc hỗ trợ cai nghiện ma tuý khác

Ngoài việc sử dụng thuốc cai nghiện ma tuý duy trì thì người nghiện cần các loại thuốc khác hỗ trợ nhằm hồi phục chức năng của các cơ quan chịu ảnh hưởng của ma tuý hay hội chứng cai nghiện. Cụ thể là:

  • Thuốc giải độc gan: Trong nhiều loại ma tuý hiện nay có trộn thêm thành phần các chất như paracetamol, Acetaminophen, Analgin, Proxyvon và thuốc ngủ nhóm Barbituric hay Benzodiazepine… nhằm tác dụng giảm đau, an thần có hại cho gan. Bởi vậy cần giải độc gan bằng cách dùng các loại thuốc Biphenyl dimethyl dicarboxylats và Carduus – marianus – extra… hoặc chiết xuất thảo dược.
  • Giải độc do sock thuốc: Dấu hiệu sock thuốc như lơ mơ, mê sảng, hôn mê; suy hô hấp, thở yếu, rối loạn nhịp thở, đồng tử co; nhịp tim nhanh, ngừng nhịp tim, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt… Khắc phục bằng cách dùng chất đối kháng với opioids như Naloxone, Naltrexone… cùng các biện pháp hỗ trợ khác như sock điện, máy SPO2, thở oxy…
  • Giải độc hệ thần kinh: Ma tuý nhất là thuốc lắc, ma tuý đá làm ảnh hưởng hệ thần kinh, gây ảo giác, hoang tưởng hoặc mất ngủ kéo dài. Cách khắc phục: Dùng vitamin liều cao như B1, B6, B12, hay Bcomplex -C cùng thuốc tăng cường tuần hoàn não như citicholine, piracetam kèm theo Cinarizine…
  • Giải độc hệ bài tiết qua da: Khi cai hoặc giải độc cần phải đảm bảo bù đắp nước và điện giải đầy đủ cho người nghiện, tránh các rối loạn điện giải trong cơ thể.
Bù nước và điện giải cho người nghiện trong quá trình cai
Bù nước và điện giải cho người nghiện trong quá trình cai

Phác đồ cai nghiện bằng thuốc an thần kinh

Phác đồ này được hướng dẫn bởi Bộ y tế và cần được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh:

Thuốc giải lo âu (Seduxen, Diazepam): 

  • Ngày đầu và ngày thứ 2: Diazepam 5mg x 4 viên/ lần, cứ cách 4h uống một lần cho đến khi các triệu chứng bồn chồn hết và ngủ yên.
  • Ngày thứ 3 và ngày thứ 4: Uống 2 viên/ lần, cách 6-8h.
  • Ngày thứ 5: Cắt thuốc.

Thuốc an thần kinh (Lévoméppromazine, Tisercin)

Thuốc dùng khi có các triệu chứng vật vã, kích động hay cảm giác có dòi bò trong xương.

  • Lần 1: Uống Tisercin 25mg x 2 viên.
  • Lần 2: Nếu sau 1 giờ huyết áp không hạ hoặc vẫn chưa giảm triệu chứng thì uống thêm 4 viên.
  • Lần 3 và những lần sau: Sau 2 giờ vẫn chưa hiệu quả thì dùng thêm 2 viên và cứ tiếp tục theo chu kỳ 2 giờ như vậy cho đến khi thấy ổn. Thường thì người nghiện cần 6-14 viên, trung bình 10 viên là người nghiện an dịu và ngủ ngon.

Thuốc nâng huyết áp (Heptaminol)

Chỉ dùng khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg.

  • Heptaminol viên: 0,2g x 2 viên/lần, uống 2 – 3 lần trong 24 giờ.
  • Nếu huyết áp tụt nhiều càn xử trí cấp cứu: Heptaminol: ống 5ml tiêm mỗi lần 1 – 2 ống.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc chống co thắt dùng Spasfon, Spasmaverin

Thuốc gây ngủ Theralene

Uống 5mg x 2 – 4 viên trước giờ đi ngủ.

Xem thêm

  • Cách đào thải ma tuý đá ra khỏi cơ thể
  • Thời gian cai nghiện ma tuý bao lâu
  • Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ không an toàn

Các rối loạn cơ thể thường gặp khi cai nghiện và cách xử trí

Trong quá trình cai nghiện người bệnh có thể gặp các rối loạn cơ thể như hạ thân nhiệt, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tâm thần… Cách xử trí bằng thuốc cai nghiện ma tuý như sau:

  • Thân nhiệt giảm: Bố trí nơi ở kín gió, ấm áp. Có thể dùng Calci Gluconat 1g hay Calci Sandoz 0,5g và pha với dịch truyền đường tĩnh mạch, kết hợp giải độc liên tục. Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin để cơ thể hồi phục tốt hơn.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Khám để xác định nguyên nhân. Nếu do phản ứng phục hồi của cơ thể khi thoát ức chế thì hiện tượng này chỉ diễn ra 1-2 ngày sẽ tự khỏi.
  • Rối loạn tâm thần: Điều trị tâm thần trong 2-3 tuần sẽ ổn định.
  • Hạ đường huyết, thiểu niệu hay vô niệu: Glucose 5-10% cùng nước muối sinh lý có thể kèm theo Furosemid 40mg truyền tĩnh mạch
  • Suy giảm chức năng gan, thận: Cần phải phục hồi chức năng gan, thận.
  • Rối loạn điện giải, mất nước nghiêm trọng: Bổ sung điện giải cho người nghiện liên tục trong 4-5 giờ đầu khi vào cơ sở cai. Lượng nước truyền tối thiểu phải bù đủ 50% lượng dịch đã mất của cơ thể, glucose đẳng trương, lactat ringer kèm theo nước muối 0,9%. Kể từ ngày thứ 4 trở đi cần bổ sung thêm cả điện giải như Na, Calci, Magie…
  • Rối loạn cảm giác: Xem xét điều trị viêm thần kinh ngoại biên hay co thắt mạch máu ngoại vi để phù hợp. Một số loại thuốc cắt cơn cũng mang lại tác dụng phụ này cần xem xét.
  • Rối loạn vận cơ: Dùng thuốc giảm đau, giãn cơ.
  • Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ nặng: Dùng thuốc ngủ.
  • Bệnh cơ hội: Như viêm loét dạ dày, viêm phổi thuỳ, viêm thanh quản, suy gan mạn, viêm gan siêu vi B, C … cần làm xét nghiệm kiểm tra và điều trị theo từng bệnh lý khác nhau/

Trên đây các thuốc thuốc cai nghiện được sử dụng trong phác đồ cai tại các cơ sở y tế hiện nay và được Bộ y tế cấp phép, hướng dẫn.

Bài viết liên quan