Khi mang bầu, mẹ sẽ thấy cơ thể của mình có rất nhiều thay đổi. Mà đôi khi, mẹ bầu không thể biết được những thay đổi đó là có lợi hay có hại. Trong đó có hiện tượng phù chân, tay. Vậy bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 có nguy hiểm không? Khi bị phù chân thì bà bầu nên làm gì?
Bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 có nguy hiểm không?
Phù chân hay sưng tấy bàn chân còn được gọi là phù nề. Hiện tượng này xuất hiện ở hầu hết các phụ nữ mang thai và thường không gây nguy hiểm. Phù nề chân thông thường sẽ xuất hiện ở ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ.
Bàn chân phù nề có thể coi là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang làm việc rất chăm chỉ cho sự ra đời của một sinh linh bé nhỏ.
Tuy nhiên, đôi khi bàn chân bị sưng cũng là báo hiệu của những vấn đề nghiêm trọng. Nên nếu thấy bàn chân bị phù, đi kèm những hiểu hiện bất thường thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp.
Tại sao bà bầu bị phù chân tháng thứ 4
Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, tình trạng phù chân là do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể ngày càng tăng. Có thể mẹ chưa biết, trong quá trình mang thai, lượng máu của mẹ bầu sẽ tăng khoảng 50% trong suốt quá trình mang thai. Kết hợp với việc giữ nước nhiều do nội tiết tố sẽ giúp làm mềm cơ thể thai phụ và chuẩn bị cho việc sinh nở. Lượng chất lỏng dư thừa này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi mẹ sinh em bé.
Các biện pháp để hạn chế phù chân ở bà bầu
Bàn chân bị phù có thể sẽ khiến mẹ bầu bị đau hoặc không đau tùy vào từng mẹ bầu nhưng ít nhiều sẽ gây ra những phiền toái không mong muốn. Để giảm bớt tình trạng khó chịu này, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây.
Tập thể dục thường xuyên
Mẹ bầu có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực, bài tập đơn giản nhất mà mẹ có thể áp dụng là đi bộ nhẹ nhàng. Không cần phải đi bộ quá nhiều, mỗi ngày mẹ chỉ cần dành ra 10-15 phút để đi bộ là được. Điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ quá trình lưu thông máu đều ở hai chân, hạn chế phù chân.
Bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 cũng có thể lựa chọn các bài tập yoga để tăng cường sức khỏe, tăng độ dẻo dai. Các bài tập yoga còn giúp mẹ bầu giải tỏa áp lực, hạn chế những cơn đau mỏi vai gáy, đau lưng.
Hạn chế lượng muối ăn vào, tăng lượng kali
Khi cơ thể dung nạp muối thì sẽ xu hướng tích nước trong cơ thể. Lâu dần không chỉ chân tay bị sưng mà sẽ lên cả bọng mắt. Để hạn chế lượng muối ăn vào cần kiểm soát lượng muối ăn và hạn chế thức ăn nhanh bởi thức trong thức ăn nhanh chứa rất nhiều muối, phụ gia và dầu chiên.
Thay vào đó, mẹ bầu hãy tăng lượng kali đi vào cơ thể bằng cách bổ sung các loại trái cây, rau củ quả: khoai tây (đặc biệt là lớp vỏ khoai tây), rau xanh, thịt gà, cá sữa chua,…
Uống đủ nước mỗi ngày
Nếu cơ thể bị mất nước, cơ thể sẽ có xu hướng giữ lại nhiều chất lỏng hơn để bù đắp vào lượng nước đã mất đi. Vì vậy mẹ bầu hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, phù nề chân.
Không chỉ vậy việc, việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cho thận tăng hoạt động, đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể. Mẹ bầu có thể chia nhỏ lượng nước ra để uống và uống vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, không nên uống quá nhiều một lúc.
Nâng cao chân khi ngồi, ngủ nghiêng về bên trái
Khi ngồi nghỉ ngơi, mẹ bầu nên ngồi kê cao chân lên một chút để giúp thoát chất lỏng tích tụ ở chân. Đặc biệt mẹ bầu nên ngồi kê chân vào buổi tối là tốt nhất vì sẽ giúp thoát chất lỏng tích tụ cả ngày.
Những lúc ngủ hoặc chợp mắt buổi trưa, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái. Tư thế ngủ nằm nghiêng sang trái sẽ giúp làm giảm áp lực tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch chủ dưới có tác dụng bơm máu từ các chi dưới về tim). Lúc này, sẽ giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, làm giảm sưng phù chân hiệu quả.
Massage chân
Massage chân là cách làm giảm phù chân hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên cúi xuống massage quá lâu, đặc biệt là khi bụng đã lớn mà nên nhờ chồng hoặc đến các cơ sở Spa uy tín để massage. Nếu massage tại nhà, mẹ bầu có thể sử dụng các loại tinh dầu, dầu xoa bóp để tăng cường hiệu quả, thư giãn các cơ.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Khi bị phù chân, mẹ bầu nên đổi sang loại giày dép vừa bàn chân hoặc rộng hơn để có sự thoải mái tối đa khi di chuyển. Mẹ bầu không nên sử dụng các đôi giày cao gót mà nên thay bằng những đôi giày thể thao, đôi giày bệt đế bằng. Vừa an toàn, thuận tiện đi lại, vừa tránh các bệnh về hông, lưng có thể phát sinh khi trọng tâm của bà bầu thay đổi.
Không chỉ giày, mẹ bầu cũng nên chọn những bộ quần áo phù hợp, không nên mặc đồ bó sát, đặc biệt là những vùng cổ tay, thắt lưng, mắt cá chân vì có thể khiến tình trạng phù chân ngày càng nghiêm trọng. Mẹ nên chọn các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh dùng loại có chun.
Khi nào bà bầu bị phù chân cần đi gặp bác sĩ?
Bàn chân bị sưng phù là biểu hiện bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bàn chân bị phù kèm theo những biểu hiện khác thường dưới đây thì mẹ bầu nên đi gặp các bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.
- Sưng phù cả tay, chân, mặt hoặc quanh mắt một cách đột ngột.
- Sưng phù đi kèm những cơn chóng mặt, mờ mắt
- Đau đầu dữ dội
- Khó thở
- Đau nhiều ở phần bên phải bụng
- Sưng phù tăng nhiều so với những ngày đầu.
Nếu có những dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đi gặp các bác sĩ ngay vì mẹ bầu có thể đã bị tiền sản giật.
Còn nếu mẹ bầu chỉ bị sưng phù một chân, đi kèm nóng, đỏ, đau thì có thể mẹ bầu đã mắc bệnh lý huyết khối tĩnh mạch. Lúc này, sẽ thường xuất hiện cục máu đông ở tĩnh mạch chân, gây ứ trệ tuần hoàn. Mẹ cũng cần đến gặp các bác sĩ ngay để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Trên đây là những lưu ý dành cho bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 nói riêng và các tháng trong thai kỳ nói chung. Mẹ hãy luôn chăm sóc cơ thể để bé được an toàn, khỏe mạnh chào đời.