TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
I. BAN GIÁM ĐỐC:
1. Ông Bùi Quang Huấn – Giám đốc,
Điện thoại: 0986918078
Email: congtacxahoivinhphuc@gmail.com
phụ trách chung các hoạt động của Trung tâm; trực tiếp phụ trách lĩnh vực Tài chính- Kế toán, Tổ chức cán bộ, Hành chính-Văn phòng, Thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác tăng gia lao động sản xuất của Trung tâm; trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác của phòng Tổ chức-Hành chính; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động – TB&XH và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Trung tâm.
2. Ông Nguyễn Trung Kiên – Phó Giám đốc,
Điện thoại: 0983.235.343
Email: congtacxahoivinhphuc@gmail.com
giúp Giám đốc phụ trách lĩnh vực Tư vấn, trợ giúp, quản lý đối tượng, công tác con nuôi; chỉ đạo Tổ tiếp nhận, xử lý nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân cho Trung tâm; trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác của phòng Tư vấn, trợ giúp và quản lý đối tượng; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công, phụ trách.
3. Bà Nguyễn Thu Hà – Phó Giám đốc,
Điện thoại: 0386188036
Email: congtacxahoivinhphuc@gmail.com
giúp Giám đốc phụ trách lĩnh vực Y tế-PHCN và Dinh dưỡng; trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác của phòng Y tế- Phục hồi chức năng và phòng Dinh dưỡng; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công, phụ trách.
4. Ông Lương Cầm Vĩnh– Phó Giám đốc,
Điện thoại:0915.195.168
Email: congtacxahoivinhphuc@gmail.com
giúp Giám đốc phụ trách lĩnh vực Giáo dục, đào tạo và phát triển cộng đồng; trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác của phòng Giáo dục, đào tạo và phát triển cộng đồng; Đề án thí điểm chăm sóc và trị liệu cho trẻ tự kỷ; công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ cho các đối tượng tại Trung tâmchịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
Chức năng: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Lao động – TBXH cung cấp, tổ chức các dịch vụ công tác xã hội; thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, phục hồi chức năng cho đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm của đơn vị trình Sở Lao động- TB&XH phê duyệt, tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện sau khi được phê duyệt theo quy định.
- Tiếp nhận, quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 25, Nghị Định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính Phủ, gồm:
2.1. Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2.2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.
2.3. Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2.4. Những người không thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 2.1, khoản 2.2, khoản 2.3 Điều này nhưng có nhu cầu được trợ giúp xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí, hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tượng tự nguyện).
2.5. Các đối tượng khác theo chương trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
- Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp
3.1. Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiệt thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác;
3.2. Bảo đảm sự an toàn và đáp ướng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo, đi lại…
- Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.
- Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.
- Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.
- Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.
- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
- Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực
10.1. Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ và người chưa thành niên;
10.2. Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
10.3. Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng về Công tác xã hội cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.
- Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
- Phát triển cộng đồng
13.1. Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng;
13.2. Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền;
13.3. Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
- Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của Trung tâm.
- Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.